MEN RẠN ĐẮP NỔI LÀ GÌ?
Men rạn đắp nổi là sự kết hợp của men rạn và hoa văn đắp nổi trên sản phẩm, men rạn làm nền chính cho sản phẩm và là màu men đặc trưng của làng nghề Bát Tràng, các hoa văn họa tiết được trang trí bằng các màu man khác nhau, các họa tiết được đắp nổi như mây trôi, chim, hoa, cỏ...
Men rạn làm từ đất cao lanh, nung ở nhiệt độ cao, sau khi nung xong được để nguội, người thợ dùng một loại nước chiết suất từ củ nâu hoặc thuốc tím để bôi lên bề mặt của men, thuốc sẽ ngấm vào các khe rạn trên bề mặt men làm nổi lên những rạn rõ hơn, đẹp hơn. Men rạn có sắc ngà xám, các vết rạn được chạy dọc ngang chia ra nhiều hình tam giác, tứ giác, ngũ giác.
Cảnh vẽ Chim công và hoa đào, hoa phù dung
Lộc bình sứ đắp nổi công đào men rạn 1m6 - hàng cao cấp - SP169
Hoa văn nổi hoặc khắc chìm là những hoa văn họa tiết được đắp bằng tay 100% hoặc đắp bằng khuôn mẫu. Các hoa văn nổi sẽ được sử dụng một loại men khác với nền màu men rạn.
Ý nghĩa tích vẽ chim công và hoa phù dung, hoa đào được đắp nổi hoàn toàn cảnh vẽ chim công và cành hoa đào, tô thêm những bông hoa phù dung vừa to, tròn. Với phòng khách, cảnh vẽ chim công cũng thể hiện sự uy nghi, sang trọng và phần nào mang lại công danh, vượng khí cho gia chủ. Có thể nói bức tranh chim Công và hoa đào, hoa Mẫu Đơn là tác phẩm tuyệt vời thể hiện cho "tài, sắc, tình duyên vẹn toàn" là một tác phẩm nghệ thuật, một món vật phong thủy vô cùng giá trị.
Cảnh vẽ Long - Ly - Quy - Phụng
Lục bình sứ tứ linh Long lân quy phụng men rạn đắp nổi 1m6 SP4523
Rồng là con vật đứng đầu trong tứ linh, Rồng đại diện cho quẻ Chấn, mang lại Dương khí, sự quật khởi, ý chí, công danh, tài lộc và quyền lực. Do đó trên quần áo của vua chúa và hoàng tộc thường có thêu hình rồng bằng vàng để thể hiện thiên mệnh con trời có quyền lực tối cao. Dân tộc Việt Nam ta đã có truyền thuyết về rồng từ rất sớm vì nó gắn liền với mây và mưa với tryền thống trồng lúa nước lâu đời, ruyền thuyết “Còn Rồng Cháu Tiên” và đặc biệt là in đậm vào tâm thức người Hà Nội với cái tên Thăng Long, Vịnh Hạ Long, Sông Cửu Long. Không những là biểu tượng cho xuất xứ nòi giống dân tộc Việt Nam, rồng còn là thần linh, chủ của nguồn nước, mang lại sức sống mãnh liệt, làm cho mùa màng tốt tươi.
Lân là linh vật được biết đến thứ 2 sau Rồng, dân gian cho rằng sự xuất hiện của Lân báo hiệu điểm lành, thái bình thịnh vượng sắp tới. Ngoài ra hình tượng Lân cũng được dùng để trấn giữ cửa nhà, hóa giải hung khí khi đối diện với cửa nhà khác, bị ngã ba, ngã tư, góc nhọn, đường vòng chiểu thẳng vào nhà.
Trong lĩnh vực tâm linh Quy được xem là hội tụ của trời đất – âm dương : bụng bằng tưởng trưng cho mặt đất (âm), mai khum vòng tượng trưng cho vòm trời (dương). Trong dân gian rùa có nhiều lúc được kết hợp với những con vật khác như rắn (Quy xà hợp thể), hay rùa đầu rồng (long quy) có sự kết hợp của rùa và rồng nên rất linh thiêng.
Phượng hoàng mang yếu tố âm tượng trưng cho hoàng hậu. Âm dương hòa hợp tức là rồng và phượng quấn quýt lấy nhau, do đó hình tượng rồng phượng được người dân Trung Quốc cho là đại diện của hạnh phúc giữa chồng và vợ. Do đó trong các đám cưới tại Trung Quốc người ta thương trang trí hình ảnh rồng phượng để cầu chúc hạnh phúc.
Cảnh vẽ tứ cảnh (Tùng - Trúc - Cúc - Mai)
Lục bình gốm sứ Bát Tràng đắp nổi 3D 1m4 - SP966
Tùng, Cúc, Trúc, Mai, đây được xem là một trong những tích tranh đẹp nhất và ý nghĩa may mắn mang đến cho gia chủ khi trưng bày, thờ cúng phong thuỷ những vật phẩm được vẽ, hiện thân của 4 loại cây tứ quý. Bốn loại cây tứ quý tượng trưng cho sức sống mãnh liệt và mạnh mẽ, không những bốn mùa tươi tốt mà đặc biệt là cả trong mùa động rét buốt. Người xưa còn đặt cho chúng cái tên là "Tuế Hàn Tam hữu" với ngụ ý là những người bạn của mùa Đông.
Mỗi mùa có một loài cây, loài hoa đặc trưng.
Mùa xuân: hoa mai, hoa lan, hoa đào.
Mùa hạ: hoa sen, hoa hồng, hoa lựu.
Mùa thu: hoa cúc, hoa phù dung.
Mùa đông: cây trúc, cây thông (tùng).
Mỗi loài hoa, loài cây lại tương ứng với một loài chim. Vẽ hoa ấy phải đi với chim ấy mới là đúng quy tắc, đúng luật. Như vẽ hoa mai phải vẽ với chim khổng tước (mai/điểu), hoa hồng với chim công (hồng/công), hoa cúc với gà (kê/cúc), cây thông với chim hạc (tùng/hạc)...
Cây Tùng: Là loại cây hay mọc ở những mỏm núi chênh vênh, chịu nhiều sương gió, bão tuyết mà không chết không đổ. Cây tùng nó hiện thân cho đấng trượng phu, đấng anh hào…
Hoa Cúc: biểu tượng của sự trường thọ. Thường dùng để chúc thọ, chúc người già. Vì thế có loài cúc mang tên Cúc Vạn thọ. Cúc cũng có chí khí quân tử của nó. Ai chơi hoa cúc đều biết Hoa cúc tàn nhưng không rụng, nó chỉ gục rũ trên thân của nó thôi. Nó gợi cho ta đến 1 hình ảnh chết đứng, chứ không chết nằm.
Cây Trúc: Tre trúc là biểu tượng của mẫu người quân tử bởi loài cây này tuy cứng mà vẫn mềm mại, đổ mà không gẫy, rỗng ruột như tinh thần an nhiên tự tại, không mê đắm quyền vị, vật chất. Và cũng như một người quân tử, tre và hoa tre chết đứng chứ không rũ xuống như những loài hoa khác. Đó là hình ảnh hiếm thấy giữa đất trời.
Hoa Mai: Mai là 1 cây hoa quý đối với người Trung Quốc, có thể coi là Quốc hoa. nó có màu trắng hoặc hồng,nó không phải là giống hoa mai vàng của miền Nam. Vì nó trắng nên tượng trưng cho sự thanh khiết. Nó chịu qua gió tuyết mùa đông (nên nhớ là có cả tuyết đấy) nên thể hiện 1 sức khỏe, 1 sức sống mãnh liệt. Khi mùa xuân về nó nở hoa 5 cánh, báo hiệu xuân về. Trúc là biểu tượng của quân tử, thì Mai là hình ảnh của giai nhân
Lục bình sứ đắp nổi men rạn chim công phú quý mãn đường 1m4 SP172
Chim Công Hoa Mẫu Đơn tượng trưng cho sự thịnh vượng, giàu có, vương giả cũng như sắc đẹp. Bức tranh sẽ đem lại nguồn sinh khí mới cho công danh, sự nghiệp của mỗi người, cho sắc đẹp viên mãn của hạnh phúc lứa đôi. Ý nghĩa sâu sắc nhất vẫn là phát huy vượng khí, thể hiện sự vương giả quyền uy đúng với hình ảnh chim công và hoa mẫu đơn từ xưa đến giờ.
Cảnh vẽ sang trọng - ý nghĩa, bằng sự tỉ mỉ khéo léo tâm huyết các nghệ nhân đã thêu nên những bức tranh đa dạng về kích thước, phối hợp màu sắc chỉ thêu hài hòa tạo ra tác phẩm nghệ thuật đặc sắc.
Tư vấn lục bình sứ, khách hàng vui lòng liên hệ 0918.482.648
Những mẫu lọ lục bình Gốm sứ Bát Tràng vẽ thư pháp độc đáo
Lục bình sứ cao cấp Phúc Đức - chim hạc 1m35 - SP168
Lộc bình sứ Bát Tràng thư pháp Tài Lộc 1m6 - SP146
Lục bình sứ Phúc Đức vẽ vàng kim 24k cao cấp Bát Tràng
Lục bình sứ hoa sen men lam vẽ kỹ Bát Tràng 1m75
Lục bình sứ Phúc Đức rạn đắp nổi cao cấp Bát Tràng
Lục bình tứ quý men rạn đắp nổi cao cấp Bát Tràng
Khách hàng trưng bày đôi lục bình sứ Bát Tràng tại nhà
Lục bình sứ tứ quý men vàng hoàng gia 1m55 khách ở Phú Thọ
Lục bình Lý ngư vọng nguyệt men lam cao cấp Bát Tràng khách ở Điện Biên
Lục bình sứ Tứ linh men rạn đắp nổi cao cấp 1m75 nhà thờ Tổ
Lục bình sứ Công đào phú quý men rạn đắp nổi khách ở TP. Hồ Chí Minh
Lộc bình sứ Phúc Đức men rạn đắp nổi 1m75 khách ở Hà Nam
Xem thêm bài viết liên quan
Phương thức vận chuyển và thanh toán
-
Gửi qua Viettel Post - chuyển phát bưu điện: Quý khách hàng nhận hàng, kiểm tra và thanh toán tiền
-
Gửi xe khách, xe tải: Quý khách hàng chuyển khoản cọc trước, sau khi nhận được hàng thanh toán nốt số tiền còn lại.
- Tự vận chuyển - Quý khách có thể được giảm giá khi tự vận chuyển
Dịch vụ đi kèm
- Dịch vụ in tên khi cung tiến đình, chùa, nhà Tổ
- Dịch vụ bọc đồng
- Đế gỗ
Mọi thông tin xin liên hệ
CƠ SỞ SẢN XUẤT GỐM SỨ THỦ CÔNG HOÀNG PHÁT BÁT TRÀNG
Showroom: Số 21, Phố Gốm (xóm 6), Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Xưởng sản xuất: Số 235, thôn 4, Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
Số điện thoại: 09012 169 242 | 0918 48 26 48 - Mrs Nguyễn Lan Phương
Email: Hoangphatbattrang@gmail.com
Website: http://hoangphatbattrang.vn/
Facebook: https://www.facebook.com/hoangphatbattrang
Viết bình luận của bạn